Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống Lao 24/3/2023

1.Nguyên nhân gây bệnh lao:

 – Bệnh lao là một bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn lao gây ra, Vì vậy bệnh lao là  bệnh nhiễm khuẩn , không phải là bệnh di truyền.

 – Bệnh lao có nhiều thể: Lao phổi, lao ngoài phổi (lao hạch, lao màng phổi, lao màng não)…trong đó lao phổi chiếm 85% tổng số người mắc lao.

2. Nguồn lây và đường lây:

 – Vi khuẩn lao có trong không khí do người bị bệnh lao bài xuất ra khi ho, hắt hơi, khạc đờm bừa bãi là nguồn lây bệnh chính cho mọi người khi họ chưa được chữa hoặc chữa không đúng ( bằng thuốc nam, tự mua kháng sinh về nhà điều trị….) khi họ ho, khạc đờm bừa bãi. Người lành hít phải nên bị nhiễm bệnh lao.

 – Không phải tất cả những người nhiễm vi khuẩn lao đều mắc bệnh lao mà chỉ 15 – 25 % số người nhiễm vi khuẩn lao mắc bệnh lao khi có những yếu tố thuận lợi làm cho sức đề kháng của cơ thể giảm sút như: Lao động nặng, ăn uống thiếu thốn, sống thiếu vệ sinh, nhà cửa ẩm thấp, người nghiện ma tuý, HIV/AIDS.

3. Triệu chứng của bệnh lao:

 – Ho, khạc đờm kéo dài trên 2 tuần là triệu chứng nghi lao quan trọng nhất.

 – Người mệt mỏi, ăn kém, gầy sút cân.

 – Sốt nhẹ về chiều.

 – Tức ngực, khó thở hoặc ho ra máu.

 – Ra mồ hôi trộm ban đêm.

 * Khi mọi người có các biểu hiện trên cần đi khám phát hiện sớm bệnh lao tại cơ sở y tế gần nhất (TYT, TTYT) để được khám phát hiện bệnh lao và điều trị kịp thời.

 * Hiện nay thuốc chống lao được cấp qua thẻ bảo hiểm y tế. Nếu điều trị sớm, đúng thuốc, đủ thời gian thì bệnh nhân sẽ khỏi hoàn toàn. Nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng (mua thuốc về nhà tự điều trị) thì bệnh sẽ nặng hơn có thể dẫn tới tử vong.

4. Phòng chống bệnh lao:

 – Cách phòng bệnh tốt nhất cho mọi người là động viên những người có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh lao đi khám bệnh, xét nghiệm đờm để phát hiện sớm bệnh lao và các bệnh về phổi để điều trị kịp thời.

 – Tiêm vắc xin BCG phòng lao cho trẻ sơ sinh để giảm nguy cơ mắc bệnh lao cho trẻ.

 – Cần giữ gìn vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh.